Giới thiệu

HÌNH THÀNH

Ý nghĩa tên võ phái

Chữ “ĐỨC (đạo đức)” – Mục tiêu của người tập là rèn đức.

Chữ “NAM (Việt Nam)” nhắc nguồn sáng lập võ phái là của người Việt Nam (trên thế giới có nhiều bài múa côn nhị khúc nhưng chưa có riêng võ phái côn nhị khúc với hệ thống đòn, thế, chương trình đào tạo cơ bản đến nâng cao về võ thuật, võ đạo).

Nhị khúc côn – Dụng cụ luyện tập của môn sinh.

Cụm từ “ĐỨC NAM NHỊ KHÚC CÔN” là tâm nguyện của môn sinh (qua việc tập côn nhị khúc để tăng sức khỏe, rèn đạo đức, làm công dân Việt Nam mẫu mực).

Sáng lập

Võ phái Đức Nam – Nhị Khúc Côn là môn võ dùng côn nhị khúc do Võ sư Lâm Giang (cử nhân Thể dục Thể thao chuyên ngành võ thuật, UV.BCH Hội Vovinam Đà Nẵng, HLV Karatedo) hiện là giảng viên Trường Đại học FPT nghiên cứu nhiều năm và chính thức ra mắt vào ngày 29 tháng 9 năm 2013 tại Trường Đại học FPT – 137 Nguyễn Thị Thập – Hòa Minh – Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng

Giới thiệu
Giới thiệu

PHÁP LÝ

  • Theo Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 Hà Nội, 30/06/2011 – Khoản 4, Điều 3 ghi vũ khí thô sơ gồm các loại: “dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ” – côn nhị khúc không bị coi là vũ khí thô sơ
  • Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn làCông ước Berne (phát âm tiếng Việt: Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
  • Chương trình huấn luyện Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn được Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Cục bản quyền Việt Nam cấp giấy chứng nhận vào ngày 2 tháng 01 năm 2016.

CƠ CẤU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

Ba nội dung chuyên võ (võ thuật, võ đạo, võ lực) được cơ cấu thành mỗi ban với sự tham gia của các võ sư, các huấn luyện viên của võ phái Đức Nam Nhị khúc côn và các Nhà chuyên môn; 3 ban có sự lãnh đạo của võ sư trưởng.

  SƯ TRƯỞNG
Lâm Giang
BAN VÕ THUẬT

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

– Các Nhà chuyên môn

BAN VÕ ĐẠO

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

– Các Nhà chuyên môn

BAN VÕ LỰC

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

– Các Nhà chuyên môn

Với sự cố vấn của Sư trưởng, Ban sẽ điều hành các hoạt động khác của võ phái, quản trị các trung tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh.

  BAN ĐIỀU HÀNH
VS. Hoàng Ngọc Hùng (Trưởng ban)
CÁC TRUNG TÂM

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

CÁC VÕ ĐƯỜNG

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

BAN VÕ LỰC

– Các võ sư

– Các huấn luyện viên

– Các Nhà chuyên môn

Giới thiệu Giới thiệu
Giới thiệu Giới thiệu

VÕ THUẬT

Dựa trên ĐÒN của các võ phái, trên các BÀI côn nhị khúc của Karatedo, Taekwondo, Võ cổ truyền, Võ gậy Philipines, để hình thành kỹ thuật côn nhị khúc Đức Nam theo nguyên tắc “1 thành 3” của môn phái Vovinam. Từ ĐÒN, BÀI để xây dựng CHƯƠNG TRÌNH từ cơ bản đến nâng cao với các nội dung (thế, đòn, bài – đơn luyện, song luyện, đa luyện) và đây là nét mới về cấu tạo chương trình luyện côn nhị khúc:

  • Thế căn bản: Ngoài các thế tay không, môn sinh rèn các thế có sử dụng côn nhị khúc (tấn, thủ côn, bạt côn, chọc côn, vụt côn, chuyền côn, tung côn,…)
  • Đòn đơn luyện (đơn đòn, liên đòn và bài quyền côn nhị khúc)
  • Bài đối luyện: Gồm các bài song luyện (giữa côn nhị khúc với đoản côn, với trường côn, với kiếm, và với côn nhị khúc) và các bài đa luyện (giữa côn nhị khúc chống các loại binh khí và tay không nhiều người).

VÕ ĐỨC

Môn võ Đức Nam Nhị khúc côn là sản phẩm văn hóa truyền thống của nhân loại, do người Việt sáng lập nhằm góp phần dưỡng nhân tính, rèn nhân cách, tu nhân đức để tự thắng.

Đức Nam Nhị khúc côn không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá võ đức thượng tôn võ đạo, trọng pháp luật, tôn sư trọng đạo. Đường lối phát triển của võ phái trước tiên coi trọng võ đức, hiểu công lý, coi trọng học vấn. Vì thế, để chính thức nhận đẳng hiệu võ sư Đức Nam Nhị khúc côn, môn sinh phải tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án võ học côn nhị khúc trước hội đồng võ sư của Võ phái.

Lý thuyết, bài giảng võ đức phù hợp chương trình đẳng cấp của võ phái, thường xuyên kiểm tra, đánh giá môn sinh và đưa ra những biện pháp hỗ trợ, giúp môn sinh tự rèn đức tính.

Giới thiệu
Giới thiệu

VÕ LỰC

Coi trọng huấn luyện thể lực cho môn sinh phù hợp với quy luật giáo dục thể chất và đặc điểm huấn luyện thể thao; ngoài ra còn kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên (võ sinh côn nhị khúc) trong huấn luyện môn sinh. Võ phái Đức Nam Nhị khúc côn sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nâng khả năng chức phận của cơ thể người tập, làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo cho môn sinh, là quá trình phát triển toàn diện thể chất của môn sinh. Trong huấn luyện, Võ phái vận dụng các ngành khoa học thể dục thể thao (TDTT) như: Sinh cơ TDTT, Sinh lý TDTT, Lý luận TDTT, Giải phẩu TDTT) phù hợp với côn nhị khúc và đặc trưng kỹ thuật của Võ phái.

HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP

Cấp (5 cấp) và đẳng (10 đẳng)
Võ sinh

Môn sinh

Hướng dẫn viên

Huấn luyện viên

Võ sư

Sư Trưởng

Giới thiệu

- Người đại diện: Nguyễn Nam
- Điện thoại: 0905.785.986
- Email: ducnamnhikhuccon@gmail.com
- Địa chỉ: Trung tâm Thể thao Đại học Đà Nẵng - 62 Ngô Sĩ Liên - Liên Chiểu - Đà Nẵng.

Copyright 2016. Võ phái Đức Nam - Nhị Khúc Côn.