Chuyển tới nội dung

Phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

  • bởi

1. Phản xạ có điều kiện

Khái niệm là phản xạ bẩm sinh được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ: khi thức ăn kích thích vào miệng thì sẽ tiết nước bọt.

  • Phản xạ không điều kiện có tính ổn định cao và được thể hiện rất chính xác. Ví dụ: khi đói chúng ta có thể làm một việc gì để quên nhưng không thể duy trì được lâu.
  • Phản xạ không điều kiện là phản xạ chủng loại và bản năng. Một phản xạ không điều kiện nào đó sẽ có ở tất cả các động vật cùng loài. Ví dụ: loài chim bay trên cao.
  • Phản xạ không điều kiện mang tính bền vững và đơn điệu.
  • Phản xạ không điều kiện không có sự tham gia của vỏ não.

2. Khái niệm, phân loại, cơ sở, cơ chế, điều kiện phản xạ có điều kiện

a. Khai niệm: phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong cuộc sống cá thể do lao động, học tập, luyện tập được tạo thành.

Ví dụ: Phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng.

b. Tính chất:

  • Không có tính ổn định cao nếu không thường xuyên liên tục củng cố thì nó sẽ mất đi. Ví dụ kỹ thuật nhảy xa – độngt ác này được hình thành trên cơ sở của động tác cũ vĩ vậy phải luyện tập thường xuyên để hình thành định hình động lực.
  • Phản xạ có điều kiện là phản xạ mang tính vạn năng, ví dụ: trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng thì mặc mát.
  • Các phản xạ nhằm mục đích  phù hợp với môi trường và nâng cao khả năng thích nghi.
  • Phản xạ có điều kiện có sự tham gia của vỏ bán cầu đại nào.

c. Phân loại phản xạ có điều kiện:

* Dựa theo kích thích của phản xạ có điều kiện phân ra: phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện nhân tạo, phản xạ có điều kiện lưu dấu vết.

– Phản xạ có điều kiện tự nhiên: Tính chất của phản xạ là hình thành có điều kiện tự nhiên, dựa theo kích thích của phản xạ không điều kiện. Ví dụ phản xạ tiết nước bọt khi có tiếng chuông.

– Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện.

– Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết cũng là phản xạ nhân tạo nhưng tác dụng của phản xạ trước lưu lại cho phản xạ sau. Ví dụ: đứng – đi – chạy.

* Dựa vào các cơ quan cảm thụ có phản xạ có điều kiện thị giác, thính giác.

* Dựa theo các cơ quan cảm giác thì có phản xạ có điều kiện cảm thụ và phản xạ có điều kiện ngoại cảm thụ.

* Dựa theo hệ thống phản ứng cơ thể thì có rất nhiều phản xạ khác nhau: phản xạ hô hấp, tuần hoàn, vận động.

* Dựa vào sự kiến lập của phản xạ có phản xạ có điều kiện cấp 1, cấp 2, các phản xạ ngày càng phức tạp.

d. Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện:

Điều kiện thứ nhất: chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

Ví dụ:  Thức ăn tác động lên khoang miệng là một kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của Chó được phối hợp với tín hiệu là ánh sáng mà trước đây không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính, sau nhiều lần lặp lại phối hợp với thức ăn thì ánh sáng sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn (I.P.Paplôp).

Điều kiện 2: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giũa 2 kích thích phải hợp lý.

Điều kiện 3: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao.

Điều kiện 4: Là tránh kích thích không cần thiết để có thẻ gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh v.v… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ví dụ: đang gõ nhịp thì có tiếng động mạnh.

e. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện:

Là sự hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não.

Ví dụ:o Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là đường dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn (hành não Đường dây liên hệ này được hình thành như sau: Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt), ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ nào (thùy chẩm) xuất hiện hưng phấn, sau đó kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây sẽ gây một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não). Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn mạnh sẽ lôi cuốn các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và như vậy giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước, đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành định hình động lực và khi bỏ thức ăn chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.

Sinh lý TDTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *