Chuyển tới nội dung

Giới thiệu Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Phần 1

SƠ LƯỢC VỀ CÔN NHỊ KHÚC

  1. XUẤT XỨ CÔN NHỊ KHÚC

Côn nhị khúc (nhị khúc côn, côn hai khúc, lưỡng tiết côn, nhị đoạn côn, song tiết côn, hay nunchaku [âm Nhật]) là một dạng côn ngắn (đoản côn) có 2 khúc dài bằng nhau và nối nhau bởi một đoạn dây mềm. Tới nay, côn nhị khúc được giới võ thuật Việt Nam ưa chuộng còn vì không bị coi là vũ khí thô sơ như trước đây (Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 Hà Nội, 30/06/2011 – Khoản 4, Điều 3 ghi rõ: “Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ”).

218_con_nhi_khuc_go

Nhiều môn võ Nhật có bài (kata) côn nhị khúc, võ Trung Hoa cũng có nhưng không thịnh hành bằng côn tam khúc (tam đoạn côn), tiên (roi) nhiều đốt nối nhau (thất tiết tiên, cửu tiết tiên),  hổ vĩ côn (mẫu tử côn: 2 khúc ngắn dài nối nhau bằng dây mềm) như thiết lĩnh ở Việt Nam (cho binh lính Triều Nguyễn, môn sinh võ cổ truyền).

  1. CẤU TẠO, KIỂU DÁNG CÔN NHỊ KHÚC

Côn nhị khúc sơ khai là 2 khúc gỗ tròn hoặc chữ nhật, dài bằng nhau và nối nhau bằng dây; côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng đa dạng với các biến thể ở tiết diện côn (tròn, bán nguyệt, lục giác, bát giác, vuông, chữ nhật). Chiều dài mỗi đoạn côn tùy sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người tập nhưng thường bằng cẳng tay người tập tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25 –35 cm). Đầu côn (phía nối dây) thường bé hơn gốc – đường kính gốc côn chừng 2,5 – 3,5 cm; đầu côn từ 2 đến 3 cm.

Chất liệu 2 khúc côn là các loại gỗ cứng, ống kim loại. Dây nối 2 khúc côn là dây dù, xích và luồn cố định vào 1 hoặc 2 lỗ xuyên ngang đầu côn, việc luồn dây qua 2 lỗ khiến trọng tâm của côn vững hơn và kiểm soát côn dễ hơn.

  1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÔN NHỊ KHÚC

Võ phái Đức Nam chú trong 4 nguyên tắc:

  • Nhất thể:Côn nhị khúc là phương tiện để nối dài cánh tay; côn và người tập phải hòa nhập thành một thể để tăng khả năng điều khiển côn theo ý.
  • Đẳng thế:Giữ vai thẳng, không uốn éo, nhấp nhô; giữ trọng tâm cơ thể (đan điền: vùng dưới rốn) không lắc lư, trồi sụt.
  • Cương Nhu:Côn nhị khúc là vũ khí thể hiện nguyên tắc (triết lý, tư tưởng)  cứng mềm, cương nhu, linh hoạt trong cấu tạo và sử dụng. Người tập tìm sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong từng chiêu thức để đạt sự linh hoạt, phù hợp, không trương lực cơ liên tục.
  • Dứt khoát: Kỹ thuật côn nhị khúc đòi hỏi động tác dứt khoát làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài luyện côn.

Phần 2

VÕ PHÁI ĐỨC NAM – NHỊ KHÚC CÔN

  1. HÌNH THÀNH
  • Ý nghĩa tên võ phái

Chữ “ĐỨC (đạo đức)” – mục tiêu của người tập là rèn đức.

Chữ “NAM (Việt Nam)” nhắc nguồn sáng lập võ phái là của người Việt Nam (trên thế giới có nhiều bài múa côn nhị khúc nhưng chưa có riêng võ phái côn nhị khúc với hệ thống đòn, thế, chương trình đào tạo cơ bản đến nâng cao về võ thuật, võ đạo).

Nhị khúc côn – dụng cụ luyện tập của môn sinh.

Cụm từ “ĐỨC NAM NHỊ KHÚC CÔN” là tâm nguyện của môn sinh (qua việc tập côn nhị khúc để tăng sức khỏe, rèn đạo đức, làm công dân Việt Nam mẫu mực).

  • Sáng lập

Võ phái Đức Nam – Nhị Khúc Côn là môn võ dùng côn nhị khúc do Võ sư Lâm Giang (cử nhân Thể dục Thể thao chuyên ngành võ thuật, UV.BCH Hội Vovinam Đà Nẵng, HLV Karatedo) là giảng viên Trường Đại học FPT nghiên cứu nhiều năm và chính thức ra mắt vào ngày 29 tháng 9 năm 2013 tại Trường Đại học FPT – 137 Nguyễn Thị Thập – Hòa Minh – Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.

3

Các vị quan khách và môn sinh trong lễ ra mắt

Võ phái góp phần phát triển nghệ thuật côn nhị khúc phục vụ đất nước và nhân loại, thúc đẩy môn sinh hoàn thiện bản thân trở thành công dân mẫu mực giúp ích cộng đồng.

Ba nội dung chuyên võ (võ thuật, võ đạo, võ lực) được cơ cấu thành mỗi ban với sự tham gia của các võ sư, các huấn luyện viên của võ phái Đức Nam Nhị khúc côn và các Nhà chuyên môn; 3 ban có sự lãnh đạo của võ sư trưởng.

SƯ TRƯỞNG
Võ sư Lâm Giang

BAN VÕ THUẬT

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

–     Các Nhà chuyên môn

BAN VÕ ĐẠO

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

–     Các Nhà chuyên môn

BAN VÕ LỰC

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

–     Các Nhà chuyên môn

Bên cạnh các ban chuyên võ là ban điều hành võ phái gồm các thành viên:

TT THÀNH VIÊN NĂM SINH ĐƠN VỊ SỐ ĐIỆN THOẠI
1 ThS. Hoàng Ngọc Hùng 1956 Đà Nẵng 0989077120
2 Ông Phan Ngọc Cường 1959 Đà Nẵng 0905100517
3 Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Lợi 1956 Đà Nẵng 0932086724
4 Ông Dương Văn Việt 1955 Đà Nẵng 0905439908
5 Ông Lê Trần Thanh Hiếu 1974 Đà Nẵng 0905223228
6 Ông Trịnh Hữu Hưng 1988 Thanh Hóa 0932339202
7 Ông Nguyễn Phước Bảo Huy 1990 Thừa Thiên Huế 0935607413
8 Ông Trần Phương Nam 1995 Đà Nẵng 0336608991
9 Ông Nguyễn Văn Ánh 1985 Đà Nẵng 9985554100
10 Ông Nguyễn Văn Tấn 1983 Đà Nẵng 0773584859
11 Ông Nguyễn Trung Hiếu 1992 Quảng Ngãi 01659050707
12 Ông Phạm Đăng Khoa 1972 Gia Lai 0962031837
13 Ông Đào Văn Thư 1989 Dak Lak 01666523110
14 Ông Nguyễn Văn Mẽ 1973 Dak Lak 01239752198
15 Ông  Nguyễn Văn Thìn 1988 Dak Lak 01646487701
16 Ông  Nguyễn Văn Thương 1990 Dak Nông 0962071170
17  Ông Trần Tấn Luận 1973 Bạc Liêu 0945530035
19  Ông Hồ Ngọc Liên 1986 Quảng Nam 0906928286

Với sự cố vấn của Sư trưởng, Ban sẽ điều hành các hoạt động khác của võ phái, quản trị các trung tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh.

BAN ĐIỀU HÀNH
VS. Hoàng Ngọc Hùng (Trưởng ban)

CÁC TRUNG TÂM

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

CÁC VÕ ĐƯỜNG

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

BAN VÕ LỰC

–     Các võ sư

–     Các huấn luyện viên

–     Các Nhà chuyên môn

VÕ THUẬT 

Dựa trên ĐÒN của các võ phái, trên các BÀI côn nhị khúc của Karatedo, Tacewondo, Võ cổ truyển, Võ gậy Phillipin, để hình thành kỹ thuật côn nhị khúc Đức Nam theo nguyên tắc “1 thành 3” của môn phái Vovinam. Từ ĐÒN, BÀI để xây dựng CHƯƠNG TRÌNH từ cơ bản đến nâng cao với các nội dung (thế, đòn, bài – đơn luyện, song luyện, đa luyện) và đây là nét mới về cấu tạo chương trình luyện côn nhị khúc:

Thế căn bản: ngoài các thế tay không, môn sinh rèn các thế có sử dụng côn nhị khúc (tấn, thủ côn, bạt côn, chọc côn, vụt côn, chuyền côn, tung côn,…)

Đòn đơn luyện (đơn đòn, liên đòn và bài quyền côn nhị khúc),

Bài đối luyện: gồm các bài song luyện (giữa côn nhị khúc với đoản côn, với trường côn, với kiếm, và với côn nhị khúc) và các bài đa luyện (giữa côn nhị khúc chống các loại binh khí và tay không nhiều người).

VÕ ĐỨC

Môn võ Đức Nam Nhị khúc côn là sản phẩm văn hóa truyền thống của nhân loại, do người Việt sáng lập nhằm góp phần dưỡng nhân tính, rèn nhân cách, tu nhân đức để tự thắng.

Đức Nam Nhị khúc côn không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là văn hoá võ đức thượng tôn võ đạo, trọng pháp luật, tôn sư trọng đạo. Đường lối phát triển của võ phái trước tiên coi trọng võ đức, hiểu công lý, coi trọng học vấn. Vì thế, để chính thức nhận đẳng hiệu võ sư Đức Nam Nhị khúc côn, môn sinh phải tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án võ học côn nhị khúc trước hội đồng võ sư của Võ phái.

Lý thuyết, bài giảng võ đức phù hợp chương trình đẳng cấp của võ phái, thường xuyên kiểm tra, đánh giá môn sinh và đưa ra những biện pháp hỗ trợ, giúp môn sinh tự rèn đức tính.

VÕ LỰC

Coi trọng huấn luyện thể lực cho môn sinh phù hợp với quy luật giáo dục thể chất và đặc điểm huấn luyện thể thao; ngoài ra còn kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên (võ sinh côn nhị khúc) trong huấn luyện môn sinh.

Võ phái Đức Nam Nhị khúc côn sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nâng khả năng chức phận của cơ thể người tập, làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo cho môn sinh, là quá trình phát triển toàn diện thể chất của môn sinh. Trong huấn luyện, Võ phái vận dụng các ngành khoa học thể dục thể thao (TDTT) như: Sinh cơ TDTT, Sinh lý TDTT, Lý luận TDTT, Giải phẩu TDTT) phù hợp với côn nhị khúc và đặc trưng kỹ thuật của Võ phái.

HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP

Với võ phục màu đen, hệ thống đẳng cấp của võ phái như sau:

DANH XƯNG THỜI GIAN MÀU ĐAI Ý NGHĨA MÀU ĐAI
Cấp Võ sinh 3 tháng Đai đen như màu võ phục Màu năng lượng, thể hiện sự khởi đầu, quyết thắng lười nhác, đặt nền tảng trên đường học tập
Môn sinh cấp I 3 tháng Đai xanh có 1 vạch vàng Màu biển trời, tin tưởng, trung thành, tự tin, niềm tin và là màu của hy vọng.
Môn sinh cấp II 3 tháng Đai xanh có 2 vạch vàng
Môn sinh cấp III 6 tháng Đai xanh có 3 vạch vàng
Môn sinh cấp IV 6 tháng Đai xanh có 4 vạch vàng
Đẳng HDV I đẳng 1 năm Đai vàng có 1 vạch đỏ Màu nắng, niềm vui, sự hiểu biết, niềm vinh dự
HDV II đẳng 1 năm Đai vàng có 2 vạch đỏ
HDV III đẳng 1 năm Đai vàng có 3 vạch đỏ
HDV IV đẳng 2 năm Đai vàng có 4 vạch đỏ
HLV I đẳng 1 năm Đai đỏ có 1 vạch trắng Sức mạnh, năng động, khát khao thành công, sức mạnh ý chí,  lãnh đạo, tiên phong
HLV II đẳng 2 năm Đai đỏ có 2 vạch trắng
HLV III đẳng 2 năm Đai đỏ có 3 vạch trắng
HLV IV đẳng 3 năm Đai đỏ có 4 vạch trắng
Võ sư vô định, phát triển chương trình, phát triển võ phái Đai trắng Thanh khiết, ánh sáng, trong sạch, hoàn hảo
Sư trưởng   Đai trắng. Riêng dành cho sư trưởng võ phái. Có 4 vạch  màu: đen, xanh, vàng, đỏ.

 Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn