Chuyển tới nội dung

Hô hấp trong vận động (nhu cầu ôxy, nợ ôxy có axitlactic và không có axitlactic)

  • bởi

Trong hoạt động TDTT lượng thông khí phổi tăng dần lên phụ thuộc vào công suất hoạt động.

Hoạt động với công suất thấp thông khí phổi tăng lên chủ yếu là tăng khí lưu thông. Hoạt động với công suất tăng dần thì tần số hô hấp tăng song song với thông khí phổi. Khí lưu thông tăng lên gần với hạn của dung tích sống. Thông khí phổi tăng trong vận động có liên quan chặt chẽ đến khả năng hấp thụ O. Trong hoạt động khả năng hấp thụ O2 tăng lên để thỏa mãn nhu cầu O2 trong vận động.

1. Nhu cầu ôxy:

– Khái niệm: Nhu cầu ôxy là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Trong hoạt động nhu cầu ôxy tỷ lệ thuận với công suất hoạt động và tỷ lệ nghịch với thời gian vận động.

Các bài tập khác nhau thì có nhu cầu ôxy khác nhau:

Ví dụ:

Nhu cầu ôxy bài tập công suất tối đa là 40 – 50lít/phút.

Nhu cầu ôxy bài tập công suất dưới tối đa là 20 – 24lít/phút.

Nhu cầu ôxy bài tập công suất  lớn là  4 – 5lít/phút.

Nhu cầu ôxy bài tập công suất trung bình là 3 – 4lít/phút.

– Cách tính nhu cầu ôxy:

+ Nhu  cầu ôxy tính theo phút: Lượng ôxy cần thiết cho cơ thể hoạt động trong thời gian 1 phút. VD: Nhu cầu ôxy ở bài tập công suất tối đa là 7-8 lít/10″, tính ra phút là 39-45 lít/phút.

+ Nhu cầu ôxy tính theo tổng nhu cầu ôxy cần thiết trong và sau vận động. Ví dụ: nhu cầu ôxy ở bài tập công suất lớn là 4 lít/phút, vậy cả cự ly 40 phút là 4 lít x 40 phút = 160 lít.

+ Tăng công suất tuần hoàn và hô hấp.

Công suất tuần hoàn đạt tối đa: Tần số nhịp tim đạt 170-180 lần/phút, lưu lượng tâm thu 180-200ml, lưu lượng phút 32-34 lít/phút.

Công suất hô hấp tối đa: Tần số hô hấp 60-70 lần/phút, không khí lưu thông tăng 2000-2500ml, thông khí phổi phải đạt tối da: 140 – 160 lít/phút.

+ Tăng tốc độ phân ly Hêmôglôbin ôxy (HbO2) cung cấp ôxy cho các cơ hoạt động.

2. Nợ ôxy trong vận động.

Hiệu số giữa nhu cầu ôxy và ôxy hấp thụ được trong thực tế được gọi là nợ ôxy.

Sự tạo thành nợ ôxy trong hoạt động cơ là sự tạo thành các chất trong quá trình chuyển hóa yếm khí để cào thải các chất đó, có thể thực hiện bằng con đường ôxy hóa chúng để sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2 hoặc tái tổng hợp thành chất ban đầu. Quá trình này đòi hỏi có lượng ôxy bổ sung. Vì vậy, sau khi ngừng vận động lượng ôxy vẫn tiếp tục hấp thụ ở mức độ cao để trang trải ôxy thiếu hụt trong vận động.

– Khái niệm nợ oxy: Là lượng ôxy cần thiết để trang trải ôxy thiếu hụt trong vận động.

– Khái niệm nợ oxy: Là lượng ôxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng Axítlắctic sản sinh ra trong vận động. Nợ ôxy ở người bình thường là 10 lít ôxy/1 phút, vận động viên 18-20 ôxy/1 phút.

– Nợ ôxy trong vận động phụ thuộc vào: Công suất vận động. Công suất vận động khác nhau thì nợ ôxy khác nhau.

Ví dụ:

Bài tập công suất tối đa nợ ôxy chiếm 90-95%.

Bài tập công suất tối đa nợ ôxy chiếm 80-85%.

Bài tập công suất lớn nợ ôxy chiếm 15%.

Bài tập công suất  trung bình nợ ôxy chiếm 5%.

Lượng axitlactic càng được hình thành trong vận động thì nợ ôxy càng tăng, đạt tới giới hạn nợ ôxy ở bài tập công suất dưới tối đa (bài tập sức bền tốc độ).

+ Nợ ôxy không có Axítlắctic: Xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình vận động. Đó là lượng ôxy cần thiết phải trang trải để tái tổng hợp ATP-CHI PHÍ và bổ sung nguồn ôxy dự trữ của tổ chức dưới dạng Myôglôbin. Giai đoạn này vai trò của ATP, CP sẽ thực hiện được đảm bảo năng lượng của hoạt động cơ.

Ví dụ: Ở bài tập công suất tối đa, thời gian ngắn.

+ Nợ ôxy có Axítlắctic: Là giai đoạn tiếp theo, là lượng ôxy cần thiết để loại trừ Axítlăctic ứ đọng trong máu ở vào thời điểm vận động. Giai đoạn này, hệ glucophân có vai trò đảm bảo sự cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ.

Ví dụ: Ở bài tập công suất dưới tối đa như chạy 400m. 800m.

– Cơ chế loại bỏ Axitlắctic:

+ Để Axítlắctic tham gia vào quá trình ôxy hóa tạo sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2.

+ Sử dụng Axítlắctic để tái tổng hợp glycozen.

+ Loại bỏ Axítlắctic bằng hệ thống đệm.

Giải thích cơ chế gây biến đổi nhu cầu ôxy, nợ ôxy trong các bài tập có chu kỳ.

– Dựa vào công suất vận động và thời gian vận động: Nhu cầu ôxy và nợ ôxy tỷ lệ thuận với công suất hoạt động và tỷ lệ nghịch với thời gian.

– Ở các bài tập có công suất khác nhau thì có nhu cầu ôxy và nợ ôxy khác nhau.

Ví dụ: Vận động viên hoạt động ở bài tập chạy 100m (bài tập công suất tối đa) đây là hoạt động hoàn toàn yếm khí: Nhu cầu ôxy 7-8 lít/10″ Nếu tính ra phút thì nhu cầu ôxy 42-48 lít/1 phút. Khả năng hấp thụ ôxy là 0,5 lít/phút, tính ra phút là 3 lít/ phút. Như vậy nợ ôxy khoảng 39-45 lít/phút, chiếm khoảng 90-95%, nợ ôxy không có Axítlắctic.

Vận động viên hoạt động ở bài tập công suất dưới tối đa, ví dụ như bài tập 800m nhu cầu ôxy là 20 lít/phút, khả năng hấp thụ ôxy là 3 lít/ phút như vậy nợ ôxy là 17 lít/ phút, chiếm 85%.

Vận động viên hoạt động ở bài tập công suất lớn, nhu cầu ôxy là 4 lít/phút, khả năng hấp thụ ôxy là 3,5 lít/ phút như vậy nợ ôxy là 0,5 lít/phút, chiếm khoảng 15%.

Vận động viên hoạt động ở bài tập công suất trung bình như chạy 20.000m – 42km 195: Nhu cầu ôxy là 3-4 lít/ 1 phút, khả nâng hấp thụ ôxy là 3,5 lít/phút, như vậy nợ ôxy không xuất hiện vì bài tập này thời gian dài, cơ thể được cung cấp ôxy đầy đủ.

Sinh lý học TDTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *