Chuyển tới nội dung

BÀI TẬP THỂ CHẤT

  • bởi

*BTTC tác động vào phần tự nhiên của con người nhằm cải tạo phần tự nhiên ( sự phát triển hình thái và chức năng).

* Tác động vào cơ thể theo quy luật của GDTC

* Mục đích : là tạo nên sức khoẻ cho con người. Có thể chữa được một số bệnh nghề nghiệp

* Tạo ra những tố chất thể lực mới mà bẩm sinh di truyền không thể có được

Tuy nhiên trong một số trường hợp lao động chân tay có sự kết hợp với BTTC mà đạt được mục đích của GDTC thì được coi là phương tiên bổ trợ cho quá trình GDTC. Trong trường hợp này LĐCT không có mục đích chính là tạo ra của cải vật chất, song chúng không thể thay thế hoàn toàn cho các phương tiện BTTC.

Theo sự phân tích trên không phải bất cứ hoạt động nào cũng được coi là BTTC. Để hiểu sâu bản chất của BTTC cũng như định hướng đúng đắn trong việc sử dụng và lựa chọn BTTC chúng ta cần đi sâu phân tích nội dung và hình thức của BTTC.

Nội dung của BTTC bao gồm những động tác tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể khi thực hiện các bài tập đó.

Những quá trình này diễn ra rất phức tạp và đa dạng ví dụ : như thông khí phổi, mạch đập, huyết áp… và có thể xem xét từ các góc độ khác nhau về mặt tâm lý, sinh lý và góc độ sư phạm Về mặt tâm lý: BTTC là những động tác tự ý là những hành động có chủ đích, có ý thức liên quan nhiều  đến quá trình tâm lý như biểu tượng vận động, tư duy, xúc cảm khi thực hiện bài tập, nói một cách khác BTTC muốn đạt được mục đích con người phải tư duy tích cực, xác định được phương hướng hành động và điều khiển động tác với sự nỗ lực ý chí như vậy về mặt tâm lý nội dung của BTTC là quá trình nhận thức cảm xúc và ý chí.

Về mặt sinh lý học: BTTC là những sự biến đối các chức năng sinh lý của cơ thể khi thực hiện bài tập làm cho cơ thể chuyển lên mức hoạt động cao hơn so với trạng thái yên tĩnh. Những biến đổi sinh lý trong hoạt động sẽ kích thích quá trình hồi phục và thích nghi sau đó. Ví dụ: khi cơ thể hoạt động với công xuất tối đa thì thông khí phổi có thể tăng lên 30l, lưu lượng của tim tăng 10l, Vo2max có thể tăng lên 20l tương ứng với quá trình đó quá trình đồng hoá và dị hoá cũng tăng lên.

Khi xem xét BTTC dưới góc độ sư phạm thì điều quan trọng không hẳn chỉ là những biến đổi sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể mà là xem xét tác động của cơ thể và sự hình thành các KNKX vận động cũng như sự tác động đến hành vi nhân cách người tập. Điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của BTTC đó đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra.

Hình thức bài tập thể chất: Là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó, hình thức buổi tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó. Trong triết học hình thức được hiểu là phương thức tồn tại của nội dung là kết cấu của nội dung cho nên hình thức của BTTC là kết cấu bên trong và bên ngoài của nó.

Cấu trúc bên trong của BTTC: Bao gồm các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng cơ thể trong khi thực hiện bài tập thể chất có liên quan lẫn nhau và phối hợp lẫn nhau, trong từng trường hợp cụ thể . Ví dụ : khi chạy mạch đập khác với HĐ cử tạ.

Cấu trúc bên ngoài : Là hình dạng có thể nhìn thấy được, biểu hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và lực tác động tạo thành bài tập.

Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của BTTC: Hình thức và nội dung có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định. Nội dung đi trước hình thức, vì để đạt được mục đích trong một bài tập nào đó thì phải thay đổi nội dung, sau đó hình thức mới thay đổi sao cho phù hợp, ví dụ thay đổi tốc độ thì biên độ và tần số động tác cũng thay đổi. Mặt khác hình thức cũng ảnh hưởng tới nội dung nếu hình thức bài tập không phù hợp có thể sẽ cản trở việc thực hiện nội dung, Ví dụ 2 người có tốc độ bơi như nhau nhưng người nào có kỹ thuật hoàn thiện sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn và thành tích tốt hơn. Vì vậy hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện để thực hiện nội dung tốt.

Trong thực tế có những bài tập khác nhau nhưng hình thức lại tương tự như nhau như chạy và đi bộ hoặc những bài tập có nội dung giống nhau nhưng hình thức lại khác nhau ví dụ chạy và bơi có cùng vùng cường độ.

Như vậy tác động của bài tập thể chất đối với cơ thể mang tính chất cụ thể trong từng trường hợp. Tuỳ thuộc vào nội dung và hình thức mỗi buổi tập TDTT mà tác động đến con người ít hay nhiều. Mặt khác bài tập cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người nếu sử dụng không đúng quy luật.

Lý luận TDTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *