Chuyển tới nội dung

GIỚI THIỆU NHỊ KHÚC CÔN

  • bởi

1.NGUỒN GỐC

Hiện có rất nhiều nguồn thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của dụng cụ nông nghiệp (nông cụ) hai khúc này. Ban đầu nó được nông dân sáng chế (bằng tre, gỗ, kim loại) và cải tiến nó để dùng trong nông nghiệp. Sau đó làm vũ khí trong các cuộc chiến.

Chưa tài liệu nào chứng minh nguồn gốc (nông cụ, vũ khí) của nó. Sau đây là một số tên (phiên âm)

  • Chile, Tây Ban Nha: Linchaco
  • Trung Quốc: Shuang jie gun (côn), Liǎng jie gun (lưỡng tiết côn), ER Jie Gun
  • Anh: Nunchucks
  • Philippines: Tabak-toyok, Chako
  • Phần Lan: Nunchakut, Nunchat, Chakut
  • Pháp: Nunch, Nunchak
  • Indonesia: Ruyung
  • Nhật: nunchaku, shōshikon
  • Hàn Quốc: Ee chul bong (gậy hai phần dính). Tahn làm li ga (đòn đập lúa ngắn), Ssahng JEOL bahngs, Ssahng bongs JEOL.
  • Malayia: Pemukul dua kerat (hai phần beater / cây gậy), Cota berantai (dùi cui xích)
  • Thụy Điển: Karatepinnar (gậy karate)

Từ thời Ai cập cổ đại các nữ hoàng đã dùng một kiểu nhị khúc để thần thánh hóa uy quyền.

1

Ở các nước châu Âu, nông dân từ lâu đã dùng một loại nông cụ làm từ hai khúc gỗ vào việc nhà nông

3

4

Tới nay, nông dân châu Âu vẫn sử dụng côn nhị khúc trong nông nghiệp.

5

Ngoài việc sử dụng côn nhị khúc trong nông nghiệp, ở Châu Âu cũng dùng côn nhị khúc vào các cuộc chiến.

6

Một giả thuyết cho côn nhị khúc có từ Trung Quốc, nhà Tống (gồm một gậy dài và một gậy ngắn nối nhau bằng lông đuôi ngựa) dùng chống lại kỵ binh khi cần phá chân con ngựa. Một giả thuyết cho côn nhị khúc ở Nhật bản từ nông cụ trở thành vũ khí.

17

Ở Việt Nam côn nhị khúc cũng là nông cụ được gọi là cái néo kẹp, đập lúa (làm bằng 2 khúc tầm vông hoặc tre đực, mỗi khúc dài khoảng 30cm và nối với nhau bằng một chiếc giây thừng bện to và dài chừng 20cm).

7

Nông dân Việt Nam dùng néo khi cần kẹp bó lúa để tách hạt (đập lúa)

8

Các vũ khí võ Việt xưa cũng có thiết lĩnh (2 khúc: dài, ngắn) Thiết lĩnh được sử dụng là binh khí dưới triều nhà Nguyễn Việt Nam và được gọi với những cái tên khác nhau như mẫu từ côn, trường sao tử. Thiết lĩnh Việt Nam được dùng cả hai đầu.

9

Côn nhị khúc được nhiều người biết đến qua thần tượng võ thuật ngôi sao điện ảnh Lý Tiểu Long (Bruce Lee) thông qua các bộ phim ở những năm 1970.

10

2.CẤU TẠO

Côn nhị khúc có hai khúc (đoạn, thanh, tiết) nối nhau bằng đoạn dây chắc chắn. Mỗi khúc có phần đầu côn ở phía nối dây, và gốc (đuôi, chuôi) côn ở phía tay nắm.

Tiết diện thường tròn, chữ nhật, lục giác, bát giác, bán nguyệt

Chất liệu: tre đực, tầm vông, gỗ cứng, kim loại, nhựa cứng, nhựa dẽo

Dây nối: dây dù, xích sắt .

3.TÍNH PHÁP LÝ VỀ VIỆC SỦ DỤNG CÔN NHỊ KHÚC HIỆN NAY Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Côn nhị khúc được giới võ thuật Việt Nam ưa chuộng vì không bị đưa vào danh mục vũ khí thô sơ như trước (Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 Hà Nội, 30/06/2011 – Khoản 4, Điều 3 ghi rõ: “Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ”).

Tuy nhiên ở một số nước trên thế giới như Bỉ, Đức, Na Uy, Canada và Tây Ban Nha, ở nước Anh chỉ được coi là hợp pháp khi dùng côn nhị khúc trong tập luyện võ thuật. Ở Hoa kỳ, côn nhị khúc chỉ được mang theo người tại một số thành phố (New York, Arizona, California và Massachusetts); các bang khác chưa công nhận nhưng không cấu thành tội phạm nếu sử dụng.

Trưởng Ban điều hành võ phái

VS. Hoàng Ngọc Hùng

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *