Chuyển tới nội dung

THIẾT LĨNH

  • bởi

Thiết Lĩnh có hai khúc (đoạn, thanh, tiết) nối nhau bằng đoạn dây chắc chắn. Mỗi khúc có phần đầu côn ở phía nối dây, và gốc (đuôi, chuôi) côn ở phía tay nắm. Tiết diện thường tròn, chữ nhật, lục giác, bát giác, bán nguyệt Chất liệu: tre đực, tầm vông, gỗ cứng, kim loại, nhựa cứng, nhựa dẻo, Dây nối: dây dù, xích sắt. Thiết Lĩnh xếp vào loại « Côn-Roi, Nhị-Khúc côn»

1

Chữ “Thiết” trong Thiết Lĩnh hiểu là một vật liệu cứng, nhiều hình dạng khác nhau (cục sắt, chùy, đồng…) cải tiến linh hoạt để phục vụ vào nhiều mục đích khác nhau, chữ “Lĩnh” được hiểu là những hành động vận động như nắm giữ, cầm lấy, nhận lấy một vật gì đó.

Hiện có rất nhiều nguồn thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của dụng cụ nông nghiệp (nông cụ) này. Ban đầu nó được nông dân sáng chế (bằng tre, gỗ, kim loại) và cải tiến nó để dùng trong nông nghiệp. Sau đó làm vũ khí trong các cuộc chiến.

2.2Thời trung cổ người nông dân đã sử dụng nông cụ “Thiết lĩnh” để làm võ khí chiến đấu trong các cuộc nổi dạy. Binh lính Husites đã sử dụng những loại võ khí này vào khoảng  những năm 1420 – 1497.

3Ở Ai Cập cổ đại, nông cụ (Thiết Lĩnh) là một biểu tượng gắn liền với quốc vương, tượng trưng cho uy quyền

4.4Nông dân Pháp nông dân sử dụng một loại nông cụ làm từ hai khúc gỗ vào việc nhà nông vào khoảng năm 1270

5.5Nông cụ “Thiết Lĩnh” được nông dân nước Anh sử dụng trong nông nghiệp

6.6The Travels of Marco Polo, khoảng năm 1410, cho thấy một “Thiết lĩnh biến thể (Chùy)” được binh sĩ sử dụng. Thiết lĩnh tại châu âu đã được cải tiến để sử dụng làm võ khí với những biến thể khác nhau, võ khí này đã lan rộng vào trung tâm châu Âu trong thế kỷ 11 – 13, các cuộc chiến nông dân Đức vào đầu thế kỷ thứ 15, 16 và 17.

7777

Trong thế kỷ 18 và 19, Thiết lĩnh được tìm thấy sử dụng ở Ấn Độ. Bảo tàng Pitt Rivers có lưu trữ một số biến thể của  “Thiết Lĩnh”.

8

Đối với người Trung Quốc thứ binh khí này còn được gọi là :Mẫu Tử Côn, Trường Sao Tử, Côn Roi Nhị Khúc.

9Tại Nhật Bản, cũng có một phiên bản của thiết lĩnh được gọi là Chigiriki.

10

Hàn Quốc có một võ khí thiết lĩnh gọi là Pyeongon

99999

Các võ khí Việt xưa cũng có thiết lĩnh (2 khúc: dài, ngắn) Thiết lĩnh được sử dụng là binh khí dưới triều nhà Nguyễn Việt Nam và được gọi với những cái tên khác nhau như mẫu từ côn, trường sao tử. Thiết lĩnh Việt Nam được dùng cả hai đầu.

333

Phép đánh binh khí của người Việt là võ trận, lấy yếu chống mạnh, ít chống nhiều, khinh linh ảo diệu phù hợp vóc dáng, thể tạng của người Việt Nam. Sử dụng thiết lĩnh khó hơn sử dụng côn, roi một phần. Thiết lĩnh “múa” lên tiếng gió rít vù, lực ly tâm từ đoạn nhỏ với đoạn lớn tạo ra âm thanh vun vút. Các kỹ thuật căn bản của Thiết lĩnh có: đánh, bổ, đập, quất, quấn, quét, đâm, thọc, phất, bắt, khắc, quay tròn trên đầu, múa hoa, tạt, tém, đỡ gạt…

13.3
“Trong thực tế hành binh của Võ trận xưa, Thiết lĩnh cũng tùy vào loại trận địa hay “binh chủng” khác nhau (Thủy, Kỵ, Bộ binh…), mà Thiết lĩnh sẽ được điều chỉnh từ cấu tạo cho đến kích thước sao cho phù hợp.

14.4Với người Việt và một số dân tộc trên thế giới nông cụ “Thiết lĩnh” còn liên quan đến yếu tố tinh thần trong sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất.

19571590001

Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam hiện nay Thiết Lĩnh cũng là một trong số những võ khí đặc biệt được sử dụng để trang bị cho võ sinh những kỹ thuật tự vệ và chiến đấu, tuy nhiên không được phổ biến nhiều, cách đây đúng 5 năm, một võ phái Việt Nam được hình thành, vừa đánh dấu lịch sử nói chung của các võ phái chuyên về võ khí, vừa đánh dấu sự ra đời một võ phái do người Việt Nam sáng lập – chuyên dùng cây côn nhị khúc với các kiểu dáng khác nhau – đó là võ phái Đức Nam nhị khúc côn. Hay nói cách khác, Đức Nam nhị khúc côn là võ phái đầu tiên của Việt Nam, và cũng có thể là thứ ba trên thế giới, chuyên riêng về một loại võ khí.

16Về cơ bản, Đức Nam nhị khúc côn là võ phái có tính kế thừa và phát huy cao. Kĩ thuật đòn thế của võ phái này cơ bản dựa trên kĩ thuật của côn nhị khúc có trong các môn phái như Karatedo, Taekwondo, võ cổ truyền Việt Nam và võ gậy của Philippines… sau đó phát triển lên một mức cao hơn với đầy đủ hệ thống các bài tập từ thấp đến cao, từ đơn luyện, song luyện cho đến đa luyện… Năm 2016, chương trình huấn luyện nhị khúc côn của võ sư Lâm Giang biên soạn đã được Cục Bản quyền Tác giả của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền. Đây có thể xem là một dấu ấn mới đáng khích lệ trong làng võ Việt Nam.

17
 Việc đưa cây Thiết lĩnh cổ truyền vào chương trình đào tạo cao cấp của võ phái không chỉ để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa chiến đấu của người Việt xưa mà hơn nữa võ phái đã sáng chế, cải tiến từ cây thiết lĩnh cổ truyền vốn dài thành loại thiết lĩnh mới – đoản thiết lĩnh ngắn ngọn nhưng đầy uy lực. Và từ các kiểu dáng côn nhị khúc cơ bản trên, võ phái Đức Nam đã nghiên cứu phát triển thành nhiều loại côn khác nhau với lối đánh khác nhau, làm phong phú thêm cho “gia đình” côn nhị khúc Việt Nam.

Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *