Chuyển tới nội dung

PHƯƠNG TIỆN GIẢNG HUẤN VÕ PHÁI ĐỨC NAM NHỊ KHÚC CÔN

  • bởi

chieu 2

Phương tiện là công cụ để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, phương tiên được trả lời câu hỏi bằng cái gì? Trong giảng huấn Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn cũng sử dụng tổng hợp các phương tiện khác nhau, kể các các phương tiện chung cho quá trình sư phạm, như ngôn ngữ, trực quan…. Để giải quyết các nhiệm vụ đặc thù trong giảng huấn võ khí nhị khúc côn chúng tôi vận dụng một nhóm phương tiện đặc trưng là các bài tập võ khí nhị khúc côn, các nhân tố môi trường và các yếu tố vệ sinh.

Bài tập võ khí nhị khúc côn là những hành động vận động chuyên biệt được Võ phái Đức Nam – Khị khúc côn nghiên cứu, sáng tạo và xây dựng có chủ đích, có ý thức nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong việc đào tạo võ sinh như, các bài tập căn bản, chiêu thức tấn công, đối luyện, đa luyện, quyền pháp về nhị khúc côn.

Các động tác được kết cấu từ đơn giản đến phức tạp, khi thực hiện các bài tập luôn sẽ dẫn đến những diễn biến rất phức tạp và đa dạng để đạt được mục đích, võ sinh phải luôn tư duy tích cực, xác định phương hướng hành động, điều khiển với sự lỗ lực ý chí cao, bên cạnh đó các chức năng về mặt sinh lý cũng biến đổi tăng cao, giảm dần, hồi phục.

Thông qua các bài tập sẽ dần hình thành vốn kỹ năng, kỹ xảo động tác và ý thức về việc tu dưỡng nhân cách của mình.

Khi thi triển các kỹ thuật động tác của bài tập võ khí nhị khúc côn, những biểu hiện ra bên ngoài như hình dạng bài tập, thông số thời gian, lực tác động đó là cấu trúc bên ngoài của bài tập nhị khúc côn, những diễn biễn khác nhau về tâm lý, sinh lý thay đổi khác nhau tùy thuộc vào bài tập thì đó là cấu trúc bên trong của bài tập nhị khúc côn.

Khi thi triển tập luyện các bài tập về nhị khúc côn võ sinh cần lưu ý những vấn đề về mặt nguyên lý kỹ thuật thực hiện bài tập, các yếu tố, khâu cơ bản của kỹ thuật, và chi tiết kỹ thuật để đạt kết quả cao.

Nguyên lý kỹ thuật là là tổng thể những khâu, những đặc tính trong cấu trúc động tác để đạt được mục đích nhất định, ví dụ khi thực hiện 1 kỹ thuật chuyền côn, võ sinh cần lưu ý tư thế chuẩn bị, đường đi, phương hướng, mục tiêu, lực tác động, hoãn sung của nhị khúc côn.

Khâu cơ bản là phần quyết định đến phương thức thực hiện nhiệm vụ vận động, khâu chính là khâu bắt buộc, ví dụ: chuyền côn kết hợp với tấn công đối phương, ngoài việc tạo ra sự biến hóa và linh hoạt khi sử dụng nhị khúc côn và tạo ra đòn tấn công hiệu quả nhất, khâu cơ bản này là khâu bắt buộc, nếu không đảm bảo thì nhiệm vụ sẽ không được hoàn thành. Tùy thuộc vào hình thái và chức năng của cơ thể để thực hiện các chi tiết kỹ thuật như động tác che mặt, che nách, khâu chi tiết này không làm ảnh hướng đến cơ chế cơ bản của kỹ thuật động tác.

Trong thực tế có những bài tập được chia thành 2-3 giai đoạn là những bài tập có chu kỳ như bơi, chạy, đạp xe, tuy nhiên trong việc tập luyện nhị khúc côn là những bài tập đối kháng phúc tạp khi tập luyện tùy thuộc kết cấu bài tập mà chia thành các giai đoạn cho phù hợp.

Võ sinh cũng cần lưu ý các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nước, không khí, cũng là phương tiện không kém phầm quan trọng để củng cố sức khỏe, tôi luyện cơ thể, nâng cao năng lực hoạt động thể lực, các yếu tố vệ sinh, như trang phục, dụng cụ tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi…. cũng góp phần hiệu quả vào việc tập luyện nhị khúc côn ví dụ: tập trên núi cao, dưới nước, trên cát…..

Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *