Chuyển tới nội dung

GIÁO DỤC SỨC BỀN

  • bởi

Xác định khái niệm sức bền các pp đánh giá sức bền:

Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kthuật & chiến thuật, thể lực là 1 trong những nhân tố qtrọng nhất, qđịnh hquả hđộng của con người, trong đó có TDTT. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể lực lại là 1 trong 2 đặc điểm cơ bản, nổi bật của qtrình GDTC. Bởi vậy các nhà sư fạm TDTT rất cần có những hiểu biết về bản chất, sự phân loại, các quy luật & pp rèn luyện chúng.

Trong lí luận & pp TDTT, tố chất thể lực (hay tố chất vđộng) là những đặc điểm, mặt, fần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường  được chia thành 5 loại cơ bản: SM, SN, SB, k/năng phối hợp đtác và độ dẻo.

Phần lớn các môn thể thao đều đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lực, cùng với các tố chất thể lực chuyên môn ưu thế. Và 1 trong các tố chất thể lực có ý nghĩa quyết định đến thành tích 1 số môn TTđó là SB. Vậy SB là gì?

Sức bền là năng lực thực hiện 1 hđộng với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì  khả năng vđộng trong tgian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.

Do tgian hđộng đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự x/hiện của mệt mỏi, nên cũng có thể đ/nghĩa SB là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong 1 hoạt động nào đó

Như vậy, kniệm SB luôn luôn liên quan đến kniệm mệt mỏi

Người ta hiểu mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời k/năng vđộng hoặc hđộng do sự vđộng (hoặc hđộng) gây nên. Khi t/hiện 1 hđộng liên tục & tương đối căng thẳng nào đó thì sau 1 tgian con người sẽ thấy việc tiếp tục ngày càng k/khăn. Trong 1tgian nhất địng, mặc dù k/khăn tăng lên, nhưng cường độ hđộng vẫn được duy trì ở mức ban đầu nhờ sự nỗ lực của ý chí. Trạng thái mệt mỏi chưa giảm sút k/năng hđộng đó được gọi là mệt mỏi có bù. Đến 1 thời điểm nào đó, do mệt mỏi mà cơ thể không thể hđộng với cường độ như trước, k/năng vận động giảm sút, tức là xuất hiện gđoạn mmỏi mất bù. Như vậy, khi nói mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời k/năng vđộng thì có ngụ ý nói đến trạng thái mmỏi mất bù.

Tuỳ theo đ/điểm của các h/thức hđộng mà có các dạng mmỏi khác nhau: mmỏi trí óc, mm cảm giác (liên quan đến các cơ quan cảm thụ), mm cảm xúc, mm thể lực. Trong các hđộng TDTT, sự biểu hiện của mm cũng đa dạng, bao gồm các loại mm khác nhau nói trên. Song mm thể lực do hđộng cơ bắp gây nên là chính.Vì vậy, ở đây chỉ đề cập dến SB có liên quan đến mm thể lực.

Tính đa dạng của SB:

Vận động của con người rất đa dạng & trong mỗi dạng vận động khác nhau thì tính chất & cơ chế của sự mm cũng sẽ khác nhau. VD, mm do hđộng của ngón tay trên lực kế gây nên mm không giống như khi chạy maratông hay khi đấu vật. căn cứ vào số lượng các nhóm cơ tham gia hđộng, người ta fân biệt mm chung & mm tương đối cục bộ. Hoạt động cục bộ không đhỏi sự hđộng tích cực của hệ tim- mạch & hệ thống hô hấp. Nguyên nhân chính gây mm trong hđộng cục bộ nằm trong các khâu của hệ thần kinh- cơ trực tiếp bđảm t/hiệnđtác. Trong những hđộng có hơn 2/3 số lượng cơ tgia thì nguyên nhân của mm lại chủ yếu ở các cơ quan bđảm năng lượng cho hđộng, nhất là hệ tuần hoàn & hô hấp. Vì vậy, người có SB tốt trong hđộng cục bộ nào đó chưa chắc đã fải là có SB tốt trong các btập có tđộng chung.

Khi nói đến sức bền trong hđộng TDTT, chủ yếu người ta nói đến SB trong các btập đhỏi hầu hết các nhóm cơ tgia hđộng như chaỵ, bơi, đua xe đạp…Trong cácloại btập này cơ chế của mmỏi (cũng chính là cơ chế của SB) cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào cường độ t/hiên btập. Cùng 1 loại btập nhưng được t/hiện với các cường khác nhau thì tgian t/hiện sẽ rất khác nhau, có thể giao động tù vài chục giây đến 1 vài giờ.Vd, tốc độ chạy càng lớn thì tgian duy trì được tốc độ đó càng ngắn & ngược lại. Trong các btập có cường độ khác nhau thì ccơ chế mm (cũng chính là cơ chế của SB cũng rất khác nhau.Để xác định các cơ chế đó, người ta đã  đi sâu n/cứu & ptích mối qhệ tốc độ- tgian, tức là sự fụ thuộc giữa tốc độ di chuyển& tgian giới hạn có thể t/hiện được btập đó

V.X Phan Rơphen là người đầu tiên xđịnh được đường bdiễn của mối qhệ tốc độ- tgian: tgian chạy tăng lên thì tốc độ giảm đi theo 1 qluật nhất định. Để ptích sâu hơn về mối quan hệ này, người ta đã sdụng các trị số logarit của tốc độ và thời gian(chứ không phải cácc trị số tuỵet đối của tốc độ & tgian) & đã phát hiện ra 1 điều rất qtrọng: đường bdiễn tốc độ- tgian.

Dựa vào luận điểm đó người ta đưa ra các phương pháp đánh giá giá sức bền như sau :

Phương pháp đánh giá trực tiếp: Cho người tập thực hiện một công việc với cường độ quy định rồi quan sát thời điểm có cường độ dấu hiệu giảm sút cường độ.

Phương pháp gián tiếp: cho người tập thực hiện một cự ly tương đối dài 5000- 10000 m sức bền được đánh giá bằng thời gian vượt qua cự ly đó thời gian càng nhỏ sức bền càng tốt.

Phương pháp đánh giá sức bền: để tiến hành kiểm tra sức bền người ta sử dụng 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp:

Phương pháp trực tiếp : xác định khoảng thời gian ma fcon người duy trì được với cường độ định trước. Ví dụ cho VĐV chạy với tốc độ nhất định nào đó mà sức bền được đánh giá bằng thời gian mà VĐV đó duy được. Phương pháp này không được dùng trong thực tiễn huấn luyện và sự quan sát bằng mắt khó xác định chính xác tốc độ.

Thông thường người ta sử dụng phương pháp gián tiếp. Phương pháp này người ta yêu cầu VĐv vượt qua cự ly tương đối dài và xác định thời gian đạt được. Ví dụ sức bền chung được đánh giá bằng thời gian chạy trên cự ly 5000m 10.000m hoặc bằng quãng đường chạy được trong 12 phút ( Cúppơ )

Các chỉ số nói trên đều là các chỉ số đánh giá sức bền tuyệt đối ( không tính đến ảnh hưởng của sức mạnh và sức nhanh). Trong huấn luyện thể thao và giáo dục thể chất còn phải căn cứ vào các yếu tố khác ( sức mạnh, sức nhanh ) để đáp ứng các yêu cầu đó người ta áp dụng các chỉ số tương đối để đánh giá sức bền.

Dự trữ tốc độ: được tính bằng hiệu số giữa thời gian trung bình để vượt qua 1phần cự ly( 100m trong chạy, 50m trong bơi) với thời gian tốt nhất trên đoạn cự ly( 100m trong chạy 50m trong bơi).

I = I1 – I2

Ví dụ: tính dự trữ tốc độ của VĐV A như sau: thời gian trung bình ( I1) của 100m trong  chạy 800m là 2’10” : 8 = 16″25, nếu thành tích tốt nhất của VĐV đó chạy 100m là 12″ thì dự trữ tốc độ sẽ là 16″25- 12″ = 4″ 25 . Phương pháp đánh giá dự trữ tốc độ càng lớn thì sức bền càng kém nên VĐV A có sức bền tốt hơn VĐV B. P2 đánh giá hệ số sức bền

            I1

I =

            I2             nếu hệ số sức bền càng nhỏ thì sức bền càng tốt

Phương pháp giáo dục sức bền .

Phân tích ý nghĩa LVĐ và quãng nghỉ trong các phương pháp GDSB

Cơ sở chung trong giáo dục sức bền:

Trong giáo dục sức bền cần phải giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ phát triển toàn diện các đặc điểm chức năng của cơ thể. Không thể giải quyết nhiệm vụ trên nếu không sử dụng một khối lượng tương đối lớn đơn điệu, gây mệt mỏi thật sự phải dùng nỗ lực ý chí để khắc phục mới có tác dụng sức bền.

Các thành phần cơ bản trong giáo dục sức bền.

Khi giáo dục sức bền nhờ những bài tập có chu kỳ và một số bài tập khác lượng vận động được xác định tương đối đầy đủ nhờ 5 nhân tố sau đây.

Cường độ tuyệt đối của bài tập:

Tốc độ chạy, bơi có liên quan trực tiếp đến đặc điểm cung cấp năng lượng khi tốc độ di chuyển chậm tiêu hao năng lượng không lớn nhu cầu  cần oxy nhỏ hơn khả năng cung cấp của cơ thể thì hoạt động diễn ra trong điều kiện ổn định( dưới mức tới hạn) nếu người tập di chuyển với tốc độ nhanh hơn sẽ dần dần đạt tới tốc độ tới hạn khi đó nhu cầu oxy ở mức bằng với khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể. (ĐK ổn định oxy) Tốc độ trên tới hạn là tốc độ di chuyển có nhu cầu oxy cao hơn khả năng hấp thụ oxy của cơ thể hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ oxy do các nguồn năng lượng yếm khí cung cấp.

Thời gian hoạt động:

Thời gian hoạt động còn liên quan đến tốc độ di chuyển . Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về các nguồn năng lượng cho cơ thể khi vận động người ta xác định trong những bài tập có thời gian kéo dài 5-7  phút thì tốc độ di chuyển  sẽ là tốc độ dưới tới hạn hoặc tới hạn khi đó nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu nhờ vào các quá trình ưa khí nếu thời gian  bài tập càng rút ngắn thì vai trò của hô hấp càng giảm đi vai trò của qúa trình yếm khí càng tăng lúc đầu là của phản ứng phản ứng phốtphocrêatin Cp  từ 3 – 8″ sau đó là của quá trình glucô phân những bài tập từ 20″ đến 2′ có tác dụng hoàn thiện glucôpân 3- 8″ CP.

Như vậy thời gian bài tập kéo dài với tốc độ dưới tới hạn và tới hạn đòi hỏi sự hoạt động căng thẳng của hệ thống đảm bảo cung cấp năng lượng và sử dụng ô xy của tuần hoàn và hô hấp. Còn BT trên mức tới hạn đòi hỏi khả năng nợ ô xy.

Thời gian nghỉ giữa quãng:

Trong những bài tập có tốc độ tới hạn và dưới tới hạn nếu thời gian nghỉ giữa quãng đủ dài để cho các hoạt động sinh lý trở về mức tương đối bình thường thì những lần lặp lại sau sẽ tương tự như những lần lặp lại trước . Tức là đầu tiên sẽ giải phóng CP 3 – 8″ sau đó glucô phân 20″ – 2′ sau 3 đến 4 phút quá trình hô hấp mới phát huy tác dụng.

Nếu rút ngắn quãng nghỉ thì những lần tiếp theo sẽ diễn ra trên nền hồi phục chưa kịp giảm đi và năng lượng hoạt động dần được đảm bảo bằng hoạt động ưa khí.

-Trong các bài tập trên mức tới hạn với quãng nghỉ không đủ để thanh toán nợ ô xy thì lần tập tiếp theo sẽ diễn ra trên nền nợ ô xy chưa được thanh toán và sẽ tích luỹ tăng nhanh . Hoạt động này mang tính chất yếm khí các bài tập này tuy số lần lặp lại không lớn nhưng thuộc bài tập nặng có tác động mạnh tới cơ thể.

Tính chất của nghỉ ngơi:

Sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực để tránh hiện tượng chuyển từ động sang tĩnh và ngược lại.

Số lần lặp lại :

Để phát triển sức bền chung và sức bền chuyên môn các bài tập thường được lặp lại rất nhiều. trong các bài tập ưa khí tăng số lần lặp lại buộc tuần hoàn và hô hấp phải giữ hoạt động ở mức độ cao trong thời gian dài. Trong những bài tập yếm khí tăng số lần lặp lại sớm hoặc muộn cũng sẽ làm cho các cơ chế thiếu ô xy bị kiệt quệ khi đó hoạt động bị ngừng lại hoặc cường độ sẽ bị giảm sút đột ngột .

Khái niệm yếm khí: là khả năng chịu nợ dưỡng của cơ thể khi hoạt động. Người thường 10l .VĐV 18l

Ưa khí : Là khả năng làm việc trong thời gian dài với hiệu suất cao của tuần hoàn và hô hấp ( khả năng duy trì Vo2 max )

Lý luận TDTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *