Chuyển tới nội dung

KỸ THUẬT CHUYỀN NHỊ KHÚC CÔN

  • bởi

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM

THƯỜNG MẮC TRONG KHI HỌC KỸ THUẬT CHUYỀN NHỊ KHÚC CÔN

1. Mở đầu

Hiện nay, các hoạt động sinh hoạt thể dục thể thao vô cùng phong phú và đa dạng, không ngừng được bổ sung phát huy tính sáng tạo, đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thể hiện khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của con người, vì vậy tiềm năng của con  người đã và đang được khai thác triệt để, nhằm đặt được những thành tích tốt nhất trong các hoạt động thi đấu thể thao, các khả năng về kỹ – chiến thuật, thể lực, hoạt động tâm lý, ý chí, tri thức của người chơi thể thao là những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao.

Trong huấn luyện môn võ khí nhị khúc côn, đặc biệt trong ứng dụng tự vệ hiệu quả và thi đấu là một vấn đề lớn đang được nhiều nhà chuyên môn về nhị khúc côn hướng tới.

Việc huấn luyện kỹ thuật đòi hỏi phải có sự huấn luyện thuần thục các kỹ thuật đơn sau đó là những kỹ thuật phối hợp, tuy nhiên để thực hiện tốt các kỹ thuật phối hợp đòi hỏi phải thực hiện tốt các yếu tố, đó là: sự thăng bằng, khả năng điều khiển cơ bắp, sử dụng động lực của cơ thể, sự phối hợp hài hòa giữa các kỹ thuật và sự di chuyển của cơ thể. Như vậy, có thể nói việc giảng huấn kỹ thuật trong võ khí nhị khúc côn chính là huấn luyện về các kỹ thuật căn bản, đòn phối hợp và khả năng di chuyển tấn pháp, đây là những nội dung cơ bản trong huấn luyện, thực tập trong môn võ khí nhị khúc côn.

Trong khuân khổ bài viết này chúng tôi tập trung chủ yếu nói về kỹ thuật chuyền côn nhị khúc, bởi kỹ thuật chuyền côn nhị khúc là kỹ thuật căn bản không thể thiếu, nó chi phối toàn bộ các hoạt động giảng huấn và tập luyện của môn võ khí nhị khúc côn trong việc ứng dụng hiệu quả để tự vệ, chiến đấu.

2. Nội dung

2.1. Cơ sở lý luận

Việc giảng huấn và phương pháp tự luyện tập để từng bước hình thành vốn kỹ năng kỹ xảo của động tác là những tri thức cơn bản hết sức quan trọng trong việc học tập môn võ khí nhị khúc côn, đó là vỗn tri thức để các lớp võ sinh vận dụng vào cuộc sống, tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng, tự tiếp thu các quá trình tào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời tập võ thuật.

Tập luyện võ thuật nói chung và võ khi nhị khúc côn nói riêng hòng chung tay góp sức vào việc phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về mặt tinh thần đồng thời cũng góp phần rèn luyện nhân cách làm người.

Dạy và học kỹ thuật căn bản chuyền nhị khúc côn chính là quá trình hỗ trợ, rèn luyện, hình thành những kỹ thuật đúng, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu để tiếp thục thực hiện các kỹ thuật nhị khúc côn phúc tạp và nâng cao.

Kỹ thuật chuyền nhị khúc côn là tổ hợp nhiều kỹ thuật căn bản đơn lẻ rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc nhiều vào quan điểm của huấn luyện viên, võ phái, môn phái võ thuật có sử dụng nhị khúc côn. Mục đích chính ngoài việc rèn luyện sức khỏe, tăng tính linh hoạt, dẻo dai của kỹ thuật, tiền đề để thi triển nhiều kỹ thuật tấn công và phòng thủ bằng nhị khúc côn.

Tương ứng với mỗi  kỹ thuật chuyền nhị khúc côn là những bước kỹ thuật khác nhau, như giai đoạn chuẩn bị, đường đi, phát lực, chạm mục tiêu, hoãn xung. Thực tế trong giảng huấn kỹ thuật chuyền nhị khúc côn và tập luyện kỹ thuật chuyền côn còn gặp nhiều khó khăn về cở sở vật chất, quan điểm, trình độ của đội ngũ huấn luyện viên, để có được trình độ tốt ứng dụng cho việc thi đấu đạt hiệu quả đòi hỏi quá trình giảng huấn phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sư phạm, giúp võ sinh nắm bắt và thực hiện đúng và thuần thục các kỹ thuật.

Nếu tập luyện kỹ thuật chuyền côn nhị khúc  của võ sinh  một cách đầy đủ, chính xác, khắc phục những sai lầm, đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế chấn thương tối đa, thì chắc chắn rằng quan điểm nhận thức về võ khí nhị khúc côn sẽ dần được cải thiện, chất lượng và hoạt động võ khí nhị khúc côn sẽ ngày một nâng cao.

2.2. Cơ sở thực tiễn

Kỹ thuật căn bản chuyền nhị khúc côn  không quá khó về mặt kỹ thuật, tuy nhiên việc thực hiện kỹ thuật vẫn thường xuyên xẩy ra những  sai lầm với nhiều nguyên nhân khác nhau như việc lựa chọn nhị khúc côn chưa phù hợp cho việc tập luyện ở mức độ ban đầu, chưa xác định trọng lượng, độ dài của nhị khúc côn, thân côn, dây xích, đặc điểm kỹ thuật, tâm lý, lứa tuổi, giới tính của võ sinh, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ huấn luyện viên.

Khi thực hiện kỹ thuật chuyền nhị khúc côn thường thiếu sự tập trung chú ý, động tác giật cục, thiếu tính nhịp nhàng, phương hướng, biên độ của kỹ thuật chưa được định hình tốt, biểu tượng vận động còn hạn chế, thường xẩy ra chấn thương ở các vùng đầu, khớp khủy, gối, lưng, vai, cẳng chân dễ dẫn đến tâm lý chán nản, sợ hãi.

Việc phân phối, bố trí, lịch học, lịch tập chưa chưa thực sự hợp lý, chưa có thói quyen về việc tự ý thức luyện tập, thời gian hạn chế, lĩnh hội kỹ thuật chưa nhuần nhuyễn, thuần thục, chính vì lẽ đó việc đặt ra cho việc giảng huấn và tập luyện của võ sinh cần phải tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho người tập, khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật, đạt hiệu quả cao cho việc hoàn thiện kỹ thuật chuyền nhị khúc côn.

2.3. Thực trạng

Qua thực trạng giảng huấn các kỹ thuật chuyền nhị khúc côn, các kỳ thi thăng đai nâng cấp tại các võ đường, câu lạc bộ Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn, việc theo dõi thường xuyên quá trình tập luyện của võ sinh và tham vấn người tập nhị khúc côn thì kết quả thi triển kỹ thuật chuyền nhị khúc côn chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn, nguyên nhân phần lớp là do chưa có sự chuẩn bị về nhị khúc côn cho phù hợp, chưa hiểu rõ về việc chuyền côn nhị khúc để làm gì? Chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác kỹ thuật không đúng, sự phối hợp kỹ thuật thiếu nhịp nhàng.

Để giúp võ sinh nẵm vững được kỹ thuật chuyền nhị khúc côn, trong quá trình giảng huấn người huấn luyện viên cần phải giúp võ sinh rèn luyện, nâng cao các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo, khéo léo, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hiện thuần thục, đồng thời phát hiện sớm những sai lầm để có những biện pháp khác phục phù hợp nhất.

2.4. Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân

STT NHỮNG SAI LẦM

THƯỜNG MẮC

NGUYÊN NHÂN
1 Tư thế chuẩn bị Hiểu sai quân niệm kỹ thuật căn bản chuyền nhị khúc côn, đặc điểm kỹ thuật của mỗi kỹ thuật chuyền nhị khúc côn
2 Độ mềm dẻo, khéo léo của khớp  Khởi động chưa kỹ, hạn chế, ít bài tập dẫn dắt, bổ trợ đặc thù của kỹ thuật
3 Phương hướng, biên độ, đường đi của kỹ thuật Chưa xác định rõ mục mục đích của kỹ thuật, mục tiêu cần đạt được, biên độ động tác quá rộng hoặc quá hẹp

Thiếu tính ổn định, nhịp nhàng, giật cục.

4 Lực tác động của kỹ thuật Hiểu sai khái niệm

Chưa nắm rõ các giai đọạn kỹ thuật

Khả năng phối hợp giữa cơ thể với nhị khúc côn

Chưa có bài tập bổ trợ

2.5. Một số biện pháp nhằm sửa chữa những sai lầm

a. Dùng phương pháp trực quan

Thị phạm động tác với kỹ thuật đúng, đẹp, lặp lại nhiều lần nếu như không có tranh ảnh, video kỹ thuật.

Ví dụ: khi thực hiện kỹ thuật chuyền côn số 1 (hình 1) giai đoạn tiếp xúc mục tiêu và hoãn xung huấn luyện viên không thể điều khiển côn dừng lại để phân tích, nên dùng hình ảnh để minh họa.

chuen con 1

b. Dùng phương pháp giảng giải

Dùng lời nói và giảng giải các yêu cầu của kỹ thuật, thị phạm lại kiến thức giúp võ sinh nắm rõ và hiểu kỹ thuật động tác để thực hiện cho đúng.

c. Dùng biện pháp tập luyện

Sai lầm 1: Tư thế chuẩn bị

Khắc phục

  • Phân tích lại mục đích, mục tiêu cần đạt được của từng loại kỹ thuật, các giai đoạn thực hiện kỹ thuật
  • Thị phạm lại động tác
  • Cho tập lại động tác chuẩn bị

Sai lầm 2: Độ mềm dẻo khéo léo của các khớp

Khắc phục

  • Nâng cao nhận thức về yêu cầu của kỹ thuật
  • Các bài tập ép dẻo chung và chuyên môn, chú trọng đến các bộ vị khơp vai, khủy tay, cổ tay, khớp hông
  • Bài tập dẫn dắt, phân chia các giai đọan, hoàn thiện từng phần của nguyên lý kỹ thuật chuyền côn

Sai lầm 3: Phương hướng biên độ, đường đi của kỹ thuật

Khắc phục

  • Nhắc lại khái niệm về kỹ thuật động tác
  • Thị phạm lại động tác
  • Tập lại động tác
  • Các bài tập với nhị khúc côn an toàn (nhị khúc côn xốp, nhựa rỗng)
  • Tập lại với mục tiêu cố định

Sai lầm 4: Lực tác động của kỹ thuật

Khắc phục

  • Phân tích, giảng giải các giai đoạn của kỹ thuật
  • Tập chuyền côn tấn công vào mục tiêu và hoãn xung
  • Tập các bài tập phát triển sức mạnh của tay
  • Tập các bài tập phát triển sức mạnh cổ tay
  • Tập với nhị khúc côn nặng với kỹ thuật cũ đã thuần thục

3. Bài học kinh nghiệm

Hệ thống kỹ thuật nhị khúc côn gồm rất nhiều kỹ thuật được sử dụng một cách tổng thể giữa đòn đơn và đòn phối hợp, kết hợp việc di chuyển linh hoạt của nhị khúc côn và giữ thăng bằng của cơ thể (tấn pháp), các kỹ thuật theo đường thẳng, đường vòng với các thế tấn công ở nhiều vị trí khác nhau tương ứng với những kỹ thuật khác nhau của nhị khúc côn, tuy nhiên khi ứng dụng vào việc tự vệ và thi đấu không nhất thiết phải sử dụng hết kỹ thuật, việc tập luyện các kỹ thuật phụ thuộc vào năng lực, trình độ, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Đối với huấn luyện viên, phụ tá huấn luyện viên cần phải xác định rõ mục tiêu, kỹ năng cần luyện tập, thiết kế, soạn thảo nội dung giảng huấn đúng phương pháp, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giới tính, chuẩn bị tốt phương tiện, dụng cụ phục vụ cho việc giảng huấn, sử dụng những bài tập bổ trợ, dẫn dắt phù hợp với từng đối tượng, sức khỏe, tạo được tâm lý hứng thú cho người tập, tập trung chú ý quan sát trong giờ giảng huấn, nắm bắt tốt tình hình, khắc phục những sai lầm thường mắc của võ sinh, tham khảo, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Đối với võ sinh luôn tự ý thức trong việc rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực chung và chuyên môn, tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu, quy định của huấn luyện viên, tham gia học tập đầy đủ, đúng nội dung, đúng thời lượng, tham gia các kỳ thi kiểm tra, đánh giá trình độ.

Qua một số kinh nghiệm của bản thân cũng như quan sát thực tế việc tập luyện giảng huấn của đội ngũ võ sinh, môn sinh, huấn luyện viên của võ phái đức nam – nhị khúc côn trong quá trình tập luyện tổ hợp nhiều kỹ thuật chuyền nhị khúc côn và ứng dụng các bài tập bước đầu cũng đã thu được những kết quả khả quan, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý quý vị võ sư, bạn bè yêu mến võ khí nhị khúc côn, để từng bước hoàn thiện, chuyên sâu, phục vụ cho công tác giảng huấn, tập luyện nhị khúc côn.

Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *