Chuyển tới nội dung

QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÕ PHÁI ĐỨC NAM – NHỊ KHÚC CÔN

  • bởi

QUY CHẾ

 VỀ ĐÀO TẠO, KIỂM TRA, THI LÊN ĐAI VÀ CÔNG NHẬN CẤP, ĐẲNG

(Ban hành kèm theo quyết đnh s 04 – 2016/QĐ-ĐNNKC Ngày 11 tháng 5 năm 2016

ca Ban điu hành võ phái Đc Nam – Nh khúc côn)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1: Phm vi điu chnh và đi tượng áp dng

Quy chế này quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận cấp, đẳng cho võ sinh, môn sinh Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Điu 2: Mt s thut ng s dng trong văn bn được hiu theo nghĩa sau đây

1.Cấp đai: chỉ thứ bậc, trình độ chuyên môn của người tập luyện Đức Nam – Nhị khúc côn từ mới tập đến trình độ đai xanh IV cấp

2.Đẳng: Chỉ thứ bậc, trình đọ chuyên môn của người tập luyện Đức Nam – Nhị khúc côn bắt đầu từ khi đạt trình độ đai vàng trở lên

3.Thi lên đai: là buổi thi sát hạch từ cấp thấp lên cấp cao hơn

4.Võ sinh: là người tập luyện Đức Nam – Nhị khúc côn

5.Môn sinh: Là người đã làm lễ tuyên thệ nhập môn Đức Nam – Nhị khúc côn

6.Hướng dẫn viên: Là người trực tiếp hỗ trợ cho huấn luyện viên trong các hoạt động chuyên môn

7.Huấn luyện viên: là người trực tiếp giảng dạy cho các võ sinh tại cơ sở, có bằng đẳng cấp huấn luyện viên hợp lệ

8.Võ sư: là người trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn tại các cơ sở có bằng cấp hợp lệ

CHƯƠNG II

T CHƯC ĐÀO TO

Điu 3: Nội dung đào tạo người tập Đức Nam – Nhị khúc côn thể hiện ở 2 mức là cấp và đẳng. Ở mỗi mức được đào tạo theo chương trình huấn luyện của võ phái. Chương trình khung quy định nội dung chuyên môn, thời gian đào tạo.

1. Cp: Được xác định cho người mới tập Đức Nam – Nhị khúc côn cho đến khi đạt được trình độ đai vàng, bao gồm 6 cấp và được thể hiện qua mầu đai cụ thể như sau:

Mu đai Cp CẤP HIỆU Thi gian  đào to
Đai đen 1 Võ sinh tự vệ tay không 2 tháng
Đai đen 2 Võ sinh tự vệ côn nhị khúc 3 tháng
Đai xanh 3 Môn sinh 6 tháng
Đai xanh I 4 Môn sinh I 6 tháng
Đai xanh II 5 Môn sinh II 6 tháng
Đai xanh III 6 Môn sinh III 6 tháng

2. Đng:

Mu đai Đng ĐẲNG HIỆU Thi gian  đào to
Đai vàng 1 Hướng dẫn viên 1 năm
Đai vàng I 2 HDV I  đẳng 1 năm
Đai vàng II 3 HDV II đẳng 2 năm
Đai vàng III 4 HDV III đẳng 3 năm
Đai đỏ 5 Huấn luyện viên 1 năm
Đai đỏ I 6 HLV I đẳng 2 năm
Đai đỏ II 7 HLV II đẳng 3 năm
Đai đỏ III 8 HLV III đẳng 4 năm

Điu 4: chế đ ưu tiên trong đào to

1. Võ sinh có đóng góp lớn cho sự phát triển trong phong trào Đức Nam – Nhị khúc côn, tham gia đầy đủ các hoạt động của võ phái và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được ưu tiên xem xét dự thi trước thời hạn. Tiêu chuẩn và chi tiết theo hướng dẫn riêng

2. Các trường hợp đặc biệt, trung tâm huấn luyện, võ đường, câu lạc bộ phải làm đơn trình Ban điều hành Võ phái xem xét giải quyết

3. Đối với những HLV và võ sư các môn võ phái bạn quan tâm, ủng hộ, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn và có đơn xin tham gia sinh hoạt thì căn cứ theo tình hình cụ thể để được xác phong cấp hướng dẫn viên (đai vàng).

CHƯƠNG III

KIM TRA VÀ THI LÊN ĐAI, ĐĂNG

Điu 5: Kim tra đnh kỳ

1. Hàng tháng, các võ đường, câu lạc bộ tổ chức kiểm tra định kỳ về chuyên môn cho các võ sinh tại cơ sở.

2. Ban điều hành võ phái ủy nhiệm cho trung tâm huấn luyện quy định nội dung, hình thức và thời gian tiến hành kiểm tra.

3. Hồ sơ báo cáo kết quả kiểm tra được lưu giữ tại trung tâm huấn luyện, định kỳ hoặc đột xuất Ban điều hành võ phái sẽ tổ chức kiểm tra công tác trên.

Điu 6: thi lên cp

1. Võ sinh tập luyện đủ thời gian, thời lượng quy định được phép đăng ký dự thi lên đai tại các trung tâm huấn luyện.

2. Hình thức thi cấp cơ bản là thực hành. Nội dung chi tiết được nêu rõ trong chương trình của Võ phái nhưng bao gồm các phần: võ thuật, võ lực, lý thuyết võ đức.

3. Thang điểm được chấm cho mỗi nội dung thi là 10 điểm, võ sinh đạt yêu cầu là võ sinh có điểm trung bình trung các nội dung thi tư 5 điểm trở lên và không có nội dung nào dưới 5 điểm.

4. Giám sát kỳ thi chấm thi từ cấp 3 trở lên. Giám sát có thể ủy quyền cho ban giám khảo đơn vị chấm thi cấp đai trên và phải ghi rõ vào biên bản chấm thi.

Điu 7: t chc thi lên cp đai

1. Theo đúng phân phối chương trình đào tạo, các trung tâm huấn luyện lập hồ sơ theo quy định xin tổ chức thi lên đai tại các cơ sở:

  • Đơn xin tổ chức thi lên đai theo mẫu
  • Danh sách võ sinh dự thi theo từng cấp đai theo mẫu
  • Danh sách dự kiến ban giám khảo theo mẫu, các giám khảo phải có trình độ truyên môn từ 1 đẳng trở lên
  • Đóng lệ phí quản lý lệ phí thi cấp đai theo đúng quy định

2. Sau 1 tuần kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ cho Ban điều hành võ phái, trung tâm huấn luyện có trách nhiệm liên hệ với Ban điều hành võ phái để nhận quyết định cho phép tổ chức thi lên đai tại cơ sở

3. Trung tâm huấn luyện tổ chức thi lên đai theo đúng quy định và báo cáo kết quả thi về ban điều hành võ phái chậm nhất là 7 ngày sau khi kết thúc. Ban điều hành võ phái ra quyết định công nhận kết quả thi lên đai của trung tâm huấn luyện sau 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điu 8: Kim tra, giám sát thi cp đai

1. Ban điều hành võ phái cử cán bộ đến giám sát kỳ thi cấp đai tổ chức tại trung tâm huấn luyện.

2. Ban điều hành võ phái ra quyết định công nhận kết quả thi dự trên biên bản giám sát tổ chức thi hợp lệ và công nhận kết quả chấm thi của Ban giám khảo.

3. Trung tâm huấn luyện có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giám sát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

4. Cán bộ giám sát có thể đề nghị Ban giám khảo xem xét lại kết quả thi nếu phát hiện thấy vấn đề bất thườ Nếu ban giám khảo và trung tâm huấn luyện vẫn bảo lưu ý kiến thì cán bộ giám sát kiến nghị với ban điều hành võ phái xem xét giải quyết.

5. Trung tâm huấn luyện có thể phản ánh lên Ban điều hành võ phái nếu phát hiện cán bộ giám sát không thực hiện đúng trách nhiệm của mình hoặc có những hành vi cản trở ảnh hưởng đến uy tin của võ phái, trung tâm huấn luyện.

Điu 9: Thi đng

1. Võ sinh tập luyện đủ thời gian, thời lượng và độ tuổi được phép đăng ký dự thi đẳng

2. Quy định độ tuổi tối thiểu dự thi đẳng như sau

  • 1 đẳng (đai vàng): 17 tuổi
  • 5 đẳng (đai đỏ) : 17 tuổi

3. Nội dung thi chi tiết được nêu rõ trong điều lệ thi thăng đai cấp đẳng

4. Thang điểm được chấm cho mỗi nội dung thi là 10 điểm, Môn sinh đạt yêu cầu có điểm trung bình trung các nội dung thi từ 5 điểm trở lên và không có nội dung nào dưới 5 điể

Điu 10: T chc thi đng

1. Hàng năm Ban điều hành tổ chức 1 khóa khi đẳng chính thức

2. Môn sinh phải viết đơn xin dự thi theo mẫu và gửi cho trung tâm huấn luyện cơ sở tổng hợp lập danh sách và gửi về Ban điều hành võ phái trước 14 ngày kể từ ngày ra thông báo.

3. Ban điều hành võ phái ra quyết định tổ chức kỳ thi

4. Giám sát kỳ thi phải có trình độ chuyên môn 8 đẳng trở lên

5. Ban điều hành có thể mời một số giám khảo là chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau tham gia chấm thi ở các nội dung chuyên biệ

Điu 11: Kim tra, giám sát thi đng

1. Ban điều hành phân công thành viên Ban điều hành giám sát kỳ thi

2. Biên bản kỳ thi phải được trình lên Ban điều hành chậm nhất 7 ngày sau khi kết thúc

Điu 12: Tp hun

1. Hàng năm, Ban điều hành tổ chức các kỳ tập huấn đẳng, môn sinh trước khi dự thi phải tham gia tập huấn đủ số giờ quy định cho từng đẳng và được xác nhận

2. Thời lượng tập huấn và thời gian cụ thể theo hướng dẫn riêng

3. Được quy đổi số giờ làm nhiệm vụ khi được ban điều hành điều động công tác. Mức quy đổi theo hướng dẫn riêng.

CHƯƠNG IV

VĂN BNG, CÔNG NHN CP ĐAI, ĐNG

Điu 12: Văn bng

Để xác định trình độ chuyên môn đạt được và công nhận kết quả qua kỳ thì lên đai, Ban điều hành võ phái thống nhất ban hành và quản lý các loại giấy chứng nhận sau:

1. Đối với cấp cơ bản gọi là “Giấy chứng nhận đẳng cấp” giấy chứng nhận đẳng cấp được Ban điều hành võ phái ban hành và có giá trị khi đủ chữ ký của người đại diện Ban điều hành và đóng dấu

2. Đối đẳng gọi là “Văn bằng” Văn bằng được Ban điều hành võ phái ban hành và có giá trị khi đủ chữ ký của người đại diện Ban điều hành và đóng dấu

Điu 13: Công nhn cp, đng

1. Võ sinh đạt yêu cầu qua các kỳ thi lên cấp đai được Ban điều hành võ phái cấp giấy chứng nhận đẳng cấp

2. Võ sinh đạt yêu cầu qua các kỳ thi đẳng được ban điều hành võ phái cấp văn bằng

3. Ban điều hành ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đẳng cấp hoặc văn bằng nếu phát hiện có sự gian dối trong kỳ thi

4. Giấy chứng nhận đẳng cấp, văn bằng được dùng trong các hoạt động chuyên môn khi cần thiế Khi mất hoặc hư hỏng phải báo ngay cho trung tâm huấn luyện, Ban điều hành phối hợp để được hướng dẫn thủ tục xin cấp lại.

5. Giấy chứng nhận đẳng cấp, văn bằng của võ phái Đức Nam – Nị khúc côn ban hành có giá trị về chuyên môn võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Điu 14: Cp, đng danh d

1. Để ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc cho phong trào Đức Nam – Nhị khúc côn, Ban điều hành võ phái có quyền trao cấp đai, đẳng danh dự cho các cá nhân đạt thành tích trên

2. Giấy chứng nhận đẳng cấp, văn bằng được thiết kế riêng và phần thưởng cao quý của Ban điều hành.

CHƯƠNG V

ĐIU KHON THI HÀNH

Điu 15: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 11/5/2016. Bãi bỏ các quy định trước đây không phù hợp với quy chế này

Điu 16: Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các trung tâm, võ đường, câu lạc bộ,… phản ánh về Ban điều hành để nghiên cứu giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *