Chuyển tới nội dung

CÁC LOẠI NHỊ KHÚC CÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG HUẤN VÕ PHÁI ĐỨC NAM – NHỊ KHÚC CÔN

  • bởi

Hiện có rất nhiều nguồn thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của dụng cụ nông nghiệp (nông cụ) hai khúc này. Ban đầu nó được nông dân sáng chế (bằng tre, gỗ, kim loại) và cải tiến nó để dùng trong nông nghiệp. Sau đó làm võ khí trong các cuộc chiến. Chưa tài liệu nào chứng minh nguồn gốc (nông cụ, võ khí) của nó.

Võ phái Đức Nam – Nhị Khúc Côn là môn võ dùng nhị khúc côn do Võ sư Lâm Giang (cử nhân Thể dục Thể thao chuyên ngành võ thuật, UV.BCH Hội Vovinam Đà Nẵng, HLV Karatedo) là giảng viên Trường Đại học FPT nghiên cứu nhiều năm và chính thức ra mắt vào ngày 29 tháng 9 năm 2013 tại Trường Đại học FPT – 137 Nguyễn Thị Thập – Hòa Minh – Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.

Chương trình giảng huấn của võ phái từ cơ bản đến nâng cao với các nội dung (thế, đòn, bài – đơn luyện, song luyện, đa luyện) và đây là nét mới về cấu tạo chương trình luyện nhị khúc côn: Thế căn bản; ngoài các thế tay không, môn sinh rèn các thế có sử dụng nhị khúc côn (tấn, thủ côn, bạt côn, chọc côn, vụt côn, chuyền côn, tung côn,…); Đòn đơn luyện (đơn đòn, liên đòn và bài quyền nhị khúc côn); Bài đối luyện gồm các bài song luyện (giữa nhị khúc côn với đoản côn, với trường côn, với kiếm, và với nhị khúc côn) và các bài đa luyện (giữa nhị khúc côn chống các loại binh khí và tay không nhiều người).

Với chương trình giảng huấn như trên Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn sử dụng chính 4 loại nhị khúc côn sau đây:

13956966_520012774866330_1399687061_n

Nhị khúc côn: Chất liệu làm bằng tre đực, tầm vông, gỗ cứng, kim loại, nhựa cứng, nhựa dẻo có tiết diện hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật, hai khúc này thường được làm với chu vi phần đầu côn dây xích nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn không có dây xích để thuận thiện trong viêc thi triển kỹ thuật, chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu trúc giải phấu của người sử dụng nhưng thường khoảng 25 cm –30 cm. dây xích dài khoảng từ 10 cm – 20 cm.

13931548_520012781532996_690954277_o

Nhị khúc trường côn: Chất liệu làm bằng tầm vông, tre đực, gỗ, nhựa, có tiết diện, hình tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình chữ nhật, hai khúc này được làm với chu vi bằng nhau, chiều dài của thân côn, tùy theo cấu trúc giải phẫu của người sử dụng mà thường có kích thước  khoảng từ 60 cm – 70 cm, phần nối dây khoảng từ 10 cm – 20 cm.

13950824_520012784866329_1795217648_o

Đoản Thiết Lĩnh: Chất liệu làm bằng tầm vông, tre đực, gỗ, có tiết diện, hình tròn, hình lục giác, hình bát giác, hai khúc này được làm với chu vi bằng nhau, tùy theo cấu trúc giải phẫu của ngưởi sử dụng mà kích thước đoạn dài khoảng từ 60 cm – 70 cm, đoạn ngắn khoảng 20 cm -30 em, phần nối dây khoảng từ 10 cm – 20 cm.

13950462_520012788199662_246337999_o

Trường Thiết Lĩnh: Chất liệu tầm vông, tre đực, gỗ, có tiết diện, hình tròn, hình lục giác, hình bát giác, hai khúc này được làm với chu vi bằng nhau, tùy theo cấu trúc giải phẫu của ngưởi sử dụng mà kích thước đoạn dài khoảng từ 160 cm – 170 cm, đoạn ngắn khoảng 30 -40 cm, phần nối dây khoảng từ 10 cm – 20 cm.

Võ phái Đức Nam – Nhị khúc côn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *